Bác sĩ tư vấn (miễn cước): 0916 561 338

KHÁI NIỆM HEN PHẾ QUẢN

Hen hay còn gọi là suyễn thường là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cũng “mạn tính”, nghĩa là cũng cần nhiều thời gian và một điều kém may mắn là cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh hen/suyễn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này mà thôi.

Hen không được chữa trị có thể gây ra những hệ lụy xấu. Trung bình có 3000 người tử vong mỗi năm do hen. Con số này đang tăng nhanh và chỉ đứng sau số tử vong do ung thư, vượt lên trên các bệnh về tim mạch. Thành phố Hồ Chí Minh được coi là "Thủ Đô" của bệnh hen phế quản tại Châu Á với trung bình cứ 10 trẻ thì có 3 trẻ mắc bệnh hen phế quản. Hen làm cho 25% bệnh nhân hen phải nhập viện, 42% trẻ nghỉ học, 29% người lớn nghỉ làm. Chi phí cho bệnh hen phế quản bằng cả hai căn bệnh thế kỷ là LAO và HIV/AIDS cộng lại. 

Sinh lý học của bệnh hen ra sao? Khi lên cơn khó thở sẽ có tình trạng nào xảy ra? Xem ngay trong bài viết chi tiết!

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân dẫn đến hen phế quản là sự kết hợp di truyền (dị ứng) và yếu tố môi trường. Bệnh chủ yếu xuất hiện trên cơ địa người bị dị ứng hoặc đối tượng thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm. 

Các yếu tố môi trường có thể gây ảnh hưởng tới bệnh lý hen có thể kể tới:

- Thay đổi thời tiết, ban đêm.
- Phấn hoa theo mùa
- Bụi, nấm mốc,vật nuôi, các thành phần của côn trùng
- Thực phẩm như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò, đậu nành
- Nhiễm trùng hô hấp: chẳng hạn như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang
- Thuoc: Như as-pi-rin, các thuoc kháng viêm không stê rôid khác…
- Hút thuốc lá, khói, mùi hóa chất, nước hoa.
- Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)
- Gắng sức, cảm xúc như: cười, khóc, hò hét, đau buồn...

Không phải tất cả những người bị hen phế quản đều bị phản ứng với cùng một tác nhân, hay nói cách khác tác nhân đối với người này nhưng chưa chắc đã phải là tác nhân của người khác. Xem chi tiết nguyên nhân sinh hen phế quản theo Đông yTây y trong bài viết chi tiết!

 

TRIỆU CHỨNG

Sau đây là 4 triệu chứng thường thấy nhất ở bệnh nhân hen phế quản:
- Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.
- Ho nhiều: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen phế quản dễ bị chuẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí bị chuẩn đoán là ho lao.
- Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.
- Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.

Các triệu chứng của hen phế quản biểu hiện khác nhau ở mỗi người và trên cùng một người chúng cũng biểu hiện khác nhau tùy theo từng thời điểm đặc biệt ở đối tượng trẻ em thường không đánh giá đầy đủ được các triệu chứng của bệnh. Xem thêm các triệu chứng hen phế quản ở trẻ các dấu hiệu cần đi khám ngay trong bài viết chi tiết.

ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ

Có 3 nhóm người có nguy cơ cao mắc hen phế quản:

(1) Liên quan đến yếu tố gia đình (nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen phế quản thì nguy cơ bị hen của trẻ thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen)

(2) Liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác).

(3) Trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại có thể gây ra tình trạng viêm mạn tính đường thở. Nếu có sẵn cơ địa dị ứng thì có thể dẫn tới nguy cơ mắc hen phế quản.

Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất  như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,... cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen phế quản/suyễn.

Để biết bạn có thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao có mắc hen phế quản (hen suyễn) hay không, hãy gọi cho chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 5454 35 để được tư vấn. Xem thêm tỷ lệ mắc hen ở các nhóm đối tượng nguy cơ trong bài viết chi tiết nhé!

PHÒNG BỆNH

Sự phát triển và diễn tiến kéo dài của bệnh lý hen phế quản là do sự tương tác gen - môi trường. Vì vậy cần lưu ý các yếu tố sau để giảm nguy cơ mắc hen phế quản ở trẻ:

- Tránh phơi nhiễm khói thuốc lá trong môi trường lúc mang thi và năm đầu đời

- Khuyến khích sinh qua âm đạo

- Khuyên nuôi con bằng sữa mẹ vì các lợi ích sức khỏe chung

- Nếu có thể, hạn chế sử dụng paracetamol và kháng sinh phổ rộng trong năm đầu đời

- Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm các đợt khò khè lúc mới sinh

- Tiếp nhận bổ sung Vitamin D qua thức ăn hoặc ánh sáng mặt trời hoặc chỉ định của bác sỹ

Ngoài ra, đối với mọi đối tượng nói chung, để phòng bệnh hen phế quản, mọi người cần có một lối sống khoa học. Chủ động tránh ở những nơi bụi bẩn, ô nhiễm, nhiều khói; hoặc phải có trang bị bảo hộ. Hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như: phấn hoa, bụi bẩn, súc vật trong nhà, hóa chất. Luôn lau chùi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chống ẩm mốc. Không sử dụng hay tiếp xúc với người sử dụng các loại thuốc lá.

Khi bị viêm nhiễm đường hô hấp thì phải điều trị ngay, không để kéo dài và tái phát nhiều lần. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và tập thể dục điều đặn để tăng cường sức đề kháng, nhất là tập thở.

CHẨN ĐOÁN

Nếu nghi ngờ bị hen phế quản, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xác định chẩn đoán. Khi đó, ngoài thăm khám và một số xét nghiệm như chụp X-quang phổi, Xét nghiệm lẩy da hay định lượng IgE đặc hiệu, Đo FeNO thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đo chức năng phổi bằng máy hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh kế. Cho đến thời điểm hiện nay, hô hấp ký vẫn là công cụ có giá trị nhất để chẩn đoán hen/suyễn và được chấp nhận như là tiêu chuẩn vàng. Nếu đo hô hấp ký thì bạn sẽ được cho ngậm một ống thổi và sẽ phải hít vào thở ra theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Nếu bác sĩ cho bạn chỉ định thử thuốc dãn phế quản thì sau khi đã đo hoàn tất hô hấp ký lần 1, bạn sẽ được cho xịt thuốc dãn phế quản (Ventolin) rồi đo lại lần hai để tìm hiểu sự thay đổi giữa hai lần đo qua đó giúp bác sĩ tìm ra chẩn đoán.

Riêng với trẻ em, ngoài các xét nghiệm, thăm khám, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị thử, nếu có đáp ứng thuốc giãn phế quản và hoặc đáp ứng với Điều trị thử (4-8 tuần) và xấu đi khi ngưng thuốc thì có thể dùng làm căn cứ chẩn đoán hen.

Để biết thêm thông tin về những xét nghiệm cần làm để chuẩn đoán hen và tư vấn của chuyên gia, bạn xem thêm trong bài viết chi tiết nhé!

ĐIỀU TRỊ

Bệnh hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở làm đường thở hẹp lại gây tắc nghẽn luồng không khí vào và ra khỏi phổi. Vì viêm là mạn tính nói đến bệnh hen là nói đến quá trình bệnh lâu dài. Trên nền viêm mạn tính ấy, tức là trên nền bệnh hen mạn tính ấy, thỉnh thoảng khi cơ thể tiếp xúc một yếu tố gây kích phát cơn hen từ môi trường, tình trạng viêm đường thở nặng hơn, tình trạng co thắt đường thở nhiều hơn làm đường thở hẹp nhiều hơn nữa, gây tắc nghẽn nặng hơn nữa, lúc đó chúng ta có cơn hen cấp. Như vậy có thể nói bệnh hen đóng vai trò là một nền viêm dai dằng bên dưới, còn cơn hen đóng vai trò như một biến cố cấp tính xuất hiện trên nền bệnh mạn tính đó.

Điều trị hen ngoài hạn chế tiếp xúc với dị nguyên cần giải quyết được hai vấn đề:

- Điều trị cắt cơn hen cấp tính

- Điều trị dự phòng làm giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở, khi tình trạng viêm của đường thở được kiểm soát thì dù có gặp các yếu tố thuận lợi cơn hen cũng sẽ không xuất hiện.

Vậy thuốc nào giúp cắt cơn hen cấp tính hiệu quả? Tại sao dùng thuốc theo chỉ định mà cơn hen vẫn thường xuyên tái phát. Xem thêm thông tin ngay trong bài viết chi tiết.

CHĂM SÓC

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, các liệu pháp và phương pháp khác có thể được cân nhắc để giúp cải thiện việc kiểm soát hen phế quản. Một số can thiệp không dùng thuốc cần xem xét như sau:

1. NGƯNG HÚT THUỐC LÁ hoặc phơi nhiễm khói thuốc lá trong môi trường.

2. TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT. Ngoài khuyến khích người bệnh tăng cường tập luyện và tham gia các hoạt động thể chất thì bác sỹ sẽ tư vấn về phòng ngừa khởi phát cơn hen do vận động.

3. TRÁNH PHƠI NHIỄM NGHỀ NGHIỆP: xác định và loại bỏ các dị nguyên làm khởi phát cơn hen trong môi trường làm việc càng sớm càng tốt.

4. TRÁNH CÁC THUỐC CÓ THỂ LÀM HEN TRỞ NẶNG. Khi dùng thuốc điều trị các bệnh lý khác, người bệnh cần thông báo với bác sỹ về mức độ kiểm soát hen để chắc chắn rằng thuốc không làm tăng nặng tình trạng hen phế quản.

5. TRÁNH DỊ NGUYÊN TRONG NHÀ: giữ nhà cửa sạch sẽ, không nuôi thú vật, hạn chế dùng chất tẩy rửa....

6. KỸ THUẬT THỞ: Bác sỹ sẽ hướng dẫn kỹ thuật thở đúng cách giúp người bệnh tăng cường chức năng phổi.

7. THỰC ĐƠN LÀNH MẠNH: bệnh nhân nên có chế độ dinh dưỡng giàu rau quả để tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể.

8. GIẢM CÂN: Đưa việc kiểm soát cân nặng vào kế hoạch điều trị hen đối với bệnh nhân béo phì.

9. TIÊM NGỪA: Khuyến khích bệnh nhân tiêm phòng cúm và phế cầu hàng năm.

10. ĐỐI PHÓ VỚI CĂNG THẲNG, STRESS: bác sỹ khuyến khích bệnh nhân xác định mục đích và phương pháp đối phó với stress cằng thẳng nếu nó làm hen trở nặng

11. TRÁNH DỊ NGUYÊN NGOÀI TRỜI, Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ.

12. TRÁNH THỨC ĂN CÓ HÓA CHẤT và chất bảo quản thực phẩm

Tôi muốn được tư vấn vào theo dõi điều trị

THUỐC HEN P/H

  • Thuốc thảo dược DUY NHẤT trên thị trường được Bộ y tế cấp phép là THUỐC ĐIỀU TRỊ
  • Thuốc thuộc danh mục thuốc bảo hiểm của Bộ y tế
  • Được tin dùng SỐ 1 trong dòng thuốc đông dược trị hen

Chuyên gia tư vấn và theo dõi điều trị

Kiến thức cập nhật về hen phế quản

(Theo Bộ Y Tế và Tổ chức Y tế Thế Giới)

Fanpage

HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN) DO NGHỀ NGHIỆP
DS TRƯƠNG THỊ LAN HƯƠNG
THỰC TRẠNG HEN PHẾ QUẢN VÀ ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?
DƯỢC SĨ ĐỖ THỊ PHƯƠNG
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ HEN AN TOÀN CHO TRẺ NHỎ
DƯỢC SĨ KIM XUYẾN
BỆNH HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN) ĂN GÌ? KIÊNG GÌ?
PGS.TS Đậu Xuân Cảnh
HEN PHẾ QUẢN THEO #Y_HỌC_CỔ_TRUYỀN – KIẾN THỨC BẠN CHƯA BIẾT‼‼
PGS.TS Đậu Xuân Cảnh
BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN/HEN SUYỄN cần tránh những tác nhân nào TỪ MÔI TRƯỜNG có thể làm hen phế quản tái phát?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh
HO Ở TRẺ NHỎ NHƯ NÀO LÀ BỆNH HEN?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh
Bệnh hen là gì?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh
GHEN CÔ VY - VŨ ĐIỆU RỬA TAY
Cover by Thuốc Hen P/H
Anh Trần Ngọc Lưu
Cuộc chiến tưởng chừng tuyệt vọng với hen phế quản (hen suyễn)
Nguyễn Thị Hương
Hơn 10 năm chiến đấu với căn bệnh hen dai dẳng
Bác Nguyễn Hữu Đáo
14 năm mắc hen và ước ao được uống chén nước chè xanh
Bác Nguyễn Như Tại
Hành trình chữa hen của người cựu quân nhân
Anh Vũ Văn Nghĩa
HỒI SINH KỲ DIỆU SAU 6 NĂM CHẠY CHỮA, 3 THÁNG LIỆT GIƯỜNG - BỆNH VIÊN "TRẢ VỀ" VÌ HEN PHẾ QUẢN
Ông Nguyễn Bá Giao
Mắc bệnh hen phế quản từ năm lên 10 tuổi, đây là bí kíp giúp bác nâng cao sức khỏe
1800 5454 35