Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của đường dẫn khí, tình trạng viêm này tiếp tục kéo dài cho tới khi gặp các yếu tố thúc đẩy (dị ứng nguyên như nấm mốc, phần hoa, khói thuốc lá...) làm tình trạng viêm nặng lên và biểu hiện thành các triệu chứng: nặng ngực, khó thở chậm, khó thở ra, thở có tiếng rít, ho, khò khè thường khởi phát về đêm hoặc sáng sớm. Các cơn hen cấp tính nguy hiểm có thể làm bệnh nhân ngừng hô hấp và dẫn đến tử vong.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết năm nào vào dịp lễ, đặc biệt là Tết Nguyên Đán thường gặp không ít người bệnh hen phế quản/suyễn phải nhập viện vì tình trạng bệnh trở nặng, thậm chí tử vong vì không cảnh giác trước những yếu tố làm khởi phát cơn hen cấp. Vậy phải làm gì để có một kỳ nghỉ lễ vui vẻ và an lành bên gia đình? Những yếu tố nào có thể tiềm ẩn những nguy cơ đối với bệnh hen mà người bệnh phải phòng tránh? Nên phòng sẵn những thuốc nào trong dịp tết để đề phòng hen trở nặng? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!

Bận rộn sắm Tết cũng không quên dự phòng cho sức khỏe

Thời điểm cuối năm thường rất bận rộn với đủ hoạt động mua sắm, sơn sửa, dọn dẹp nhà cửa... Bệnh nhân hen cần lưu ý không để bị “cuốn” theo nhịp sống sôi động, lịch trình dày đặc mà quên mất bệnh tình khiến sức khỏe đi xuống nói chung và tình trạng bệnh hen kém đi nói riêng. Tốt nhất bệnh nhân hen nên lên kế hoạch từ trước để giải quyết hợp lý cả việc công lẫn việc tư, tránh để dồn lại vì áp lực cao dễ gây căng thẳng cũng là điều kiện để khởi phát cơn hen cấp tính.

Bệnh nhân hen suyễn ăn tết (Ảnh minh họa)

Đối với việc lau chùi, dọn dẹp, người khác nên làm thay vì bụi bặm, nhất là mạng nhện đều có ảnh hưởng xấu đối với bệnh lý hen. Đặc biệt, trong bụi có con mạt nhà (mắt thường không thấy), phân của chúng là dị nguyên gây hen phế quản. Nếu muốn phụ giúp, bệnh nhân phải trang bị khẩu trang, nhỏ mũi mắt bằng nước muối sinh lý sau khi dọn dẹp. Khi thao tác, chú ý dùng khăn ướt để lau, ưu tiên dùng máy hút bụi và tránh quét bằng chổi. Riêng việc sơn sửa nên hoàn toàn “chống chỉ định” đối với bệnh nhân hen.

Chốn đông người và những lưu ý cần biết khi đi chơi tết

Đi chúc tết, du xuân là những hoạt động văn hóa thường niên của người Việt ta. Riêng đối với bệnh nhân mắc hen nên tránh những nơi quá đông đúc, dễ kẹt xe. Chen lấn mệt mỏi, xe cộ ồn ào, ô nhiễm không khí, tiết trời thay đổi thường xuyên, tất cả đều là yếu tố có thể làm khởi phát cơn hen cấp tính. Ngoài ra, nếu lỡ lên cơn đột xuất, việc đưa bệnh nhân đi cấp cứu sẽ gặp nhiều khó khăn. Thói quen đi chùa, cúng bái đầu năm cũng nên cân nhắc kỹ vì khói hương dễ làm khởi phát cơn hen cấp tính.

Đặc biệt bệnh nhân không nên đến gần nơi có khói thuốc lá. “Chén thù chén tạc” cũng phải để ý xem có món nào mình bị dị ứng hay không; đặc biệt hạn chế bia rượu, thức uống lạnh và những thức ăn lên men, thực phẩm nhiều chất bảo quản. Khi trò chuyện cao hứng, bệnh nhân ráng nhớ tiết chế lại, đừng cười quá mức, làm lạnh đường dẫn khí khiến cơn hen cấp tính “đến hẹn lại lên”. Ngoài ra, để tránh nguy cơ mải mê ăn tết mà quên xịt thuốc theo cữ, thuốc cần dùng phải được để ở nơi dễ thấy nhất. Cha mẹ có con nhỏ bị hen phế quản nên lưu ý dù bận rộn vẫn đảm bảo cho con dùng thuốc đúng liều lượng và không lơi lỏng việc kiêng cữ.

Với những gia đình chọn dịp này để đi du lịch, bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn trước khi lên đường. Soạn sẵn các loại thuốc dự phòng hen, thuốc cắt cơn để mang theo. Nếu được, nên tránh đến những nơi thời tiết lạnh giá. Người nhà nên chuẩn bị sẵn thông tin về các cơ sở y tế ở địa phương sẽ đến.

Mang thuốc cắt cơn nào bên người khi đi du xuân? Dấu hiệu đề phòng cơn hen cấp

Cơn hen phế quản là một đợt ho, khò khè, khó thở hay đau tức ngực hoặc kết hợp các biểu hiện này, xuất hiện đột ngột hoặc xảy ra sau một yếu tố kích thích. Cơn hen phế quản thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gặp các yếu tố kích thích trong quá trình chuẩn bị tết hay khi đi chúc tết, du xuân. Hầu hết các cơn hen phế quản xảy ra ngắn. Nhưng cơn hen phế quản nặng không xử trí kịp thời có thể gây tử vong.

Những dấu hiệu báo trước một cơn hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi,…

Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng: khò khè nặng cả khi bệnh nhân hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh.

Nếu nhận biết và điều trị kịp thời triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ. Nếu chậm trễ, các triệu chứng nặng hơn, có thể dẫn đến tử vong.

Khi có các dấu hiệu của cơn hen cấp tính, người bệnh hoặc người chăm sóc người bệnh cần làm những việc sau NGAY:

- Bước 1: Cần tránh xa (nếu có thể được) những yếu tố làm cơn hen xuất hiện, ví dụ như thuốc lá, bụi nhà, sơn nhà,.....

- Bước 2: Sử dụng thuốc tùy theo mức độ cơn hen.

+ Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa (các triệu chứng chỉ có khi hoạt động, khi gắng sức): Dùng ngay thuốc cắt cơn. Xịt họng 1-2 nhát (có thể thay bình xịt bằng buồng đệm/máy khí dung nếu bệnh nhân là trẻ em hoặc người cao tuổi). Tiếp tục theo dõi tình trạng ho, khó thở, nặng ngực; sau 20 phút nếu tình trạng không cải thiện tiếp tục xịt lần 2 (2 nhát). Sau 20 phút nữa nếu vẫn không cải thiện thì xử trí như cơn hen nặng

 + Nếu cơn hen phế quản nặng (khó thở cả khi nghỉ ngơi, không thể nói hết câu hoặc các triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn sau khi hít thuốc giãn phế quản): Gọi điện ngay cho bác sĩ hoặc tới bệnh viện và vẫn tiếp tục xịt 2 liều thuốc cắt cơn và uống 1 liều thuốc corticoid. Corticoid uống thường được sử dụng là Prednisolone.

+ Nếu cơn hen phế quản rất nặng (tím môi, lú lẫn, tháo mồ hôi, không thể đứng, không thể nói): Gọi ngay cấp cứu, uống ngay corticoid + xịt 2 liều thuốc cắt cơn hen.

Những thuốc cắt cơn thường gặp nhất có thể tham khảo như Ventolin, Berotec, Bricanyl, nên dùng dạng xịt thay vì dạng uống...

Tăng cường miễn dịch giúp dự phòng hen trước và trong tết

Hệ thống miễn dịch bao gồm cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng, là cơ chế bảo vệ quan trọng của cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng và cũng là hệ thống chịu tránh nhiệm về các phản ứng dị ứng với các chất vô hại.

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của đường dẫn khí, tình trạng viêm này tiếp tục kéo dài cho tới khi gặp các yếu tố thúc đẩy (dị ứng nguyên như nấm mốc, phần hoa, khói thuốc lá...) làm tình trạng viêm nặng lên và biểu hiện thành các triệu chứng. Nếu nâng cao được miễn dịch nói chung và miễn dịch hô hấp nói riêng khả năng nhận diện và đáp ứng chống lại các vi khuẩn, virus xâm nhập sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc các dị nguyên không thể tác động tiêu cực lên đường thở, làm tăng nặng tình trạng viêm vốn có của đường thở. Khi không còn những tác động từ bên ngoài thì đường thở có thể phục hồi, các cơn hen sẽ không xuất hiện nữa. Vậy thuốc nào có thể giúp nâng cao miễn dịch một cách tự nhiên?

 “Tiểu thanh long thang” là bài thuốc cổ phương được biết đến đầu tiên trong cuốn Thương hàn luận của Thánh y Trương Trọng Cảnh cách đây hơn 1500 năm. Trong quá trình ứng dụng trong thực tế điều trị, bài thuốc được gia giảm để tăng cường công năng bài thuốc; thuốc hen P/H là chế phẩm thuốc thảo dược đóng chai được gia giảm theo bài Tiểu Thanh Long thang đã có mặt trên thị trường hơn 15 năm nay.

Dưới góc nhìn của y học cổ truyền thì thuốc hen P/H gia giảm theo bài thuốc gốc vẫn đảm bảo được tính vị theo Quân – Thần – Tá – Sứ và việc gia giảm chủ yếu là để tập chung vào việc nâng cao công năng Tạng – Phủ, điều hòa hoạt động Tạng – Phủ để nâng cao miễn dịch một cách tự nhiên.

Trên quan điểm của Tây y, sở dĩ thuốc hen P/H giúp giảm triệu chứng của hen phế quản và tăng cường được miễn dịch hô hấp là nhờ các hoạt chất có trong từng vị thuốc với tác dụng dược lý tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch, mà cụ thể:

+ Vị thuốc Bán hạ: ngoài trị ho, đờm do có chứa hoạt chất Pilocarpine, bán hạ còn được nghiên cứu là có công dụng giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ ung thư, tăng cường hệ miễn dịch nhờ có thành phần saponin.

+ Ngũ vị tử có giá trị quý như Nhân sâm vì trong ngũ vị tử có hoạt chất giúp điều hoà các chức năng khác nhau của cơ thể, tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể đối với các kích thích không đặc hiệu. Trên thực nghiệm cũng chứng minh hoạt chất có trong ngũ vị tử có tác dụng tăng chức năng của tế bào miễn dịch, gia tăng quá trình tổng hợp phân giải glycogen, cải thiện sư hấp thu đường của cơ thể (Trung Dược Học).

+ Hạnh nhân chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng gồm các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Tuy không nổi bật nhưng hạt hạnh nhân có một lượng nhỏ selen chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho chức năng của tuyến giáp hoạt động bình thường và giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

+ Tỳ bà diệp chứa hoạt chất n-BuOH, vừa có khả năng kháng khuẩn rất cao, vừa có khả năng tìm và diệt virus hiệu quả, đồng thời tăng sản xuất Interferon gamma - thành phần trọng yếu của hệ miễn dịch giúp tăng cường hoạt tính diệt virus, vi khuẩn của các tế bào miễn dịch, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus vào đường hô hấp.

Phối hợp và gia giảm các vị thuốc theo đúng y lý của y học cổ truyền không những giúp bài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang” tăng cường được hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng của hen phế quản mà còn giúp nâng cao miễn dịch hô hấp giúp tình trạng viêm của phế quản giảm dần, cơn hen không tái phát trở lại, phòng tránh được các bệnh hô hấp cấp tính khác.

Với công nghệ bào chế hiện đại, thuốc hen P/H đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng thuốc thảo dược dạng cao lỏng hoặc hoàn cứng tiện sử dụng cho người bệnh. Đặc biệt với dạng viên hoàn, người bệnh mắc hen phế quản mắc tiểu đường có thể an tâm sử dụng.