Nỗi ám ảnh mang tên Corona (nCOV) đang len lỏi khắp nơi khi số người tử vong do virus corona vẫn đang không ngừng tăng lên. Những triệu chứng của viêm phổi do virus corona không khác biệt nhiều so với cảm lạnh hay cảm cúm thông thường, việc chuẩn đoán chủ yếu dựa vào kết quả xét nghiệm. Vậy có lưu ý nào để người bệnh có thể đi khám kịp thời? Có sự khác biệt nào giúp phân biệt Corona, cảm cúm và cảm lạnh hay không? Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

Virus Corona là gì? Nguy hiểm ra sao?

Virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Theo số liệu cập nhật lúc 11h00 ngày 3-2-2020, trên thế giới đã có 17.389 người mắc, 362 người tử vong, 2296 người nguy kịch.

Virus corona có khả năng lan truyền nhanh và hiện chưa có phác đồ điều trị chính thống. Viêm phổi do virus corona thuốc kháng sinh không có tác dụng, các loại thuốc chống virus hiện tại được dùng cho bệnh cúm thông thường cũng không hiệu quả. Cách tốt nhất khi có các triệu chứng của viêm phổi do virus corona vẫn là nhập viện theo dõi. Đến nay, đa phần người chết do virus corona mới đều cao tuổi và mang bệnh nền sẵn, sức khỏe kém.

Phân biệt triệu chứng của viêm phổi do virus Corona và cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh thông thường không phải là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Cảm lạnh là do virus gây ra ở đường hô hấp trên, nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Cảm lạnh thông thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị, về mặt nguy hiểm không bằng cảm cúm, cúm có thể lan truyền nhanh chóng sang người khác, so với cúm, cảm lạnh thông thường tỉ lệ nhập viện thấp hơn rất nhiều.

Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường thường bao gồm: ho và đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau cơ và đau đầu, sốt nhẹ hoặc không sốt. Một cách có thể phán đoán cảm lạnh thông thông thường hoặc cúm tương đối tốt đó là khi xuất hiện triệu chứng, triệu chứng của cảm lạnh thông thường sẽ dần dần xuất hiện, còn triệu chứng của cảm cúm xuất hiện nhanh chóng.

Cảm cúm cũng do virus gây ra và có thể có các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi và đau cơ, đau đầu, chán ăn, sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi, ngạt mũi và ho.

Còn đối với viêm phổi do nCOV,  từ các biểu hiện lâm sàng, triệu chứng chính bao gồm sốt cao với ớn lạnh, nhức đầu, ho khan, chán ăn, mệt mỏi cực độ, khó thở, đau ngực khi thở sâu hoặc ho, ra mồ hôi thường xuyên, da lạnh và ẩm ướt. Một số ít người đi kèm với các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy. Các trường hợp nặng tiến triển nhanh đến hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), sốc nhiễm trùng, khó điều trị nhiễm toan chuyển hóa và rối loạn đông máu.

Ảnh hưởng của các bệnh lý nền

nCoV gây bệnh trên người với các triệu chứng từ nhẹ như cảm cúm thông thường đến bệnh nặng viêm phổi, suy hô hấp và tử vong. Những trường hợp tử vong hiện nay do 2019-nCoV tập trung chính trên nhóm đối tượng người già, người có bệnh lý nền mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý về phổi như hen phế quản, COPD, ung thư.

Với những bệnh nhân vốn có sức đề kháng kém, chức năng phổi suy giảm do các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính thì đặc biệt cần cảnh giác. Một số việc người bệnh hen nói riêng và cộng đồng nói chung cần làm để phòng tránh viêm phổi do corona bao gồm:

  1. Chủ động nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú ý nghỉ ngơi, tránh gió lạnh, tránh mưa, tránh để cơ thể mệt mỏi quá mức. Bỏ thuốc lá và bỏ uống rượu, nên uống nhiều nước, ít nhất 2000 ml mỗi ngày, thường xuyên tập luyện thể thao.
  2. Phòng tránh lây nhiễm bằng cách đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên.
  3. Nếu đang mắc các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, COPD cần thực hiện tốt việc dự phòng, kiểm soát bệnh.

 

Thuốc hen P/H giúp dự phòng hen và nâng cao miễn dịch (sức đề kháng) cho cơ thể như thế nào?

Hệ thống miễn dịch bao gồm cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng, là cơ chế bảo vệ quan trọng của cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng và cũng là hệ thống chịu tránh nhiệm về các phản ứng dị ứng với các chất vô hại.

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của đường dẫn khí, tình trạng viêm này tiếp tục kéo dài cho tới khi gặp các yếu tố thúc đẩy (dị ứng nguyên như nấm mốc, phần hoa, khói thuốc lá...) làm tình trạng viêm nặng lên và biểu hiện thành các triệu chứng. Nếu nâng cao được miễn dịch nói chung và miễn dịch hô hấp nói riêng khả năng nhận diện và đáp ứng chống lại các vi khuẩn, virus xâm nhập sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc các dị nguyên không thể tác động tiêu cực lên đường thở, làm tăng nặng tình trạng viêm vốn có của đường thở. Khi không còn những tác động từ bên ngoài thì đường thở có thể phục hồi, các cơn hen sẽ không xuất hiện nữa. Vậy thuốc nào có thể giúp nâng cao miễn dịch một cách tự nhiên?

 “Tiểu thanh long thang” là bài thuốc cổ phương được biết đến đầu tiên trong cuốn Thương hàn luận của Thánh y Trương Trọng Cảnh cách đây hơn 1500 năm. Trong quá trình ứng dụng trong thực tế điều trị, bài thuốc được gia giảm để tăng cường công năng bài thuốc; thuốc hen P/H là chế phẩm thuốc thảo dược đóng chai được gia giảm theo bài Tiểu Thanh Long thang đã có mặt trên thị trường hơn 15 năm nay.

Dưới góc nhìn của y học cổ truyền thì thuốc hen P/H gia giảm theo bài thuốc gốc vẫn đảm bảo được tính vị theo Quân – Thần – Tá – Sứ và việc gia giảm chủ yếu là để tập chung vào việc nâng cao công năng Tạng – Phủ, điều hòa hoạt động Tạng – Phủ để nâng cao miễn dịch một cách tự nhiên.

Trên quan điểm của Tây y, sở dĩ thuốc hen P/H giúp giảm triệu chứng của hen phế quản và tăng cường được miễn dịch hô hấp là nhờ các hoạt chất có trong từng vị thuốc với tác dụng dược lý tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch, mà cụ thể:

+ Vị thuốc Bán hạ: ngoài trị ho, đờm do có chứa hoạt chất Pilocarpine, bán hạ còn được nghiên cứu là có công dụng giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ ung thư, tăng cường hệ miễn dịch nhờ có thành phần saponin.

+ Ngũ vị tử có giá trị quý như Nhân sâm vì trong ngũ vị tử có hoạt chất giúp điều hoà các chức năng khác nhau của cơ thể, tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể đối với các kích thích không đặc hiệu. Trên thực nghiệm cũng chứng minh hoạt chất có trong ngũ vị tử có tác dụng tăng chức năng của tế bào miễn dịch, gia tăng quá trình tổng hợp phân giải glycogen, cải thiện sư hấp thu đường của cơ thể (Trung Dược Học).

+ Hạnh nhân chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng gồm các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Tuy không nổi bật nhưng hạt hạnh nhân có một lượng nhỏ selen chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho chức năng của tuyến giáp hoạt động bình thường và giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

+ Tỳ bà diệp chứa hoạt chất n-BuOH, vừa có khả năng kháng khuẩn rất cao, vừa có khả năng tìm và diệt virus hiệu quả, đồng thời tăng sản xuất Interferon gamma - thành phần trọng yếu của hệ miễn dịch giúp tăng cường hoạt tính diệt virus, vi khuẩn của các tế bào miễn dịch, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus vào đường hô hấp.

Phối hợp và gia giảm các vị thuốc theo đúng y lý của y học cổ truyền không những giúp bài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang” tăng cường được hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng của hen phế quản mà còn giúp nâng cao miễn dịch hô hấp giúp tình trạng viêm của phế quản giảm dần, cơn hen không tái phát trở lại, phòng tránh được các bệnh hô hấp cấp tính khác.

Với công nghệ bào chế hiện đại, thuốc hen P/H đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng thuốc thảo dược dạng cao lỏng hoặc hoàn cứng tiện sử dụng cho người bệnh. Đặc biệt với dạng viên hoàn, người bệnh mắc hen phế quản mắc tiểu đường có thể an tâm sử dụng.