BÁC SĨ CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN NHƯ THẾ NÀO?

Bạn nghĩ rằng khi hết cơn khó thở là hết bệnh?

Bạn nghĩ rằng chỉ cần dùng thuốc xịt, uống mỗi khi khó thở là đang điều trị bệnh?

Bạn nghĩ rằng bệnh hen sẽ chữa khỏi hoàn toàn? Bạn tin vào những thông tin như "CAM KẾT KHỎI HOÀN TOÀN" sau khi điều trị?

Nếu câu trả lời cho ba câu trên là đúng thì có nghĩa bạn đang hiểu sai hoàn toàn về BẢN CHẤT của căn bệnh hen phế quản/hen suyễn.

Bệnh hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở làm đường thở hẹp lại gây tắc nghẽn luồng không khí vào và ra khỏi phổi. Vì viêm là mạn tính nói đến bệnh hen là nói đến quá trình bệnh lâu dài. Trên nền viêm mạn tính ấy, tức là trên nền bệnh hen mạn tính ấy, thỉnh thoảng khi cơ thể tiếp xúc một yếu tố gây kích phát cơn hen từ môi trường, tình trạng viêm đường thở nặng hơn, tình trạng co thắt đường thở nhiều hơn làm đường thở hẹp nhiều hơn nữa, gây tắc nghẽn nặng hơn nữa, lúc đó chúng ta có cơn hen cấp. Như vậy có thể nói bệnh hen đóng vai trò là một nền viêm dai dằng bên dưới, còn cơn hen đóng vai trò như một biến cố cấp tính xuất hiện trên nền bệnh mạn tính đó.

Điều trị hen ngoài hạn chế tiếp xúc với dị nguyên cần giải quyết được hai vấn đề:

- Điều trị cắt cơn hen cấp tính

- Điều trị dự phòng làm giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở, khi tình trạng viêm của đường thở được kiểm soát thì dù có gặp các yếu tố thuận lợi cơn hen cũng sẽ không xuất hiện.

ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN NHƯ THẾ NÀO? LÀM GÌ KHI LÊN CƠN HEN CẤP TÍNH? KHI NÀO CẦN ĐI CẤP CỨU?

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn hen cấp tính, việc cần làm đầu tiên là tránh xa (nếu có thể được) những yếu tố làm cơn hen xuất hiện, đó là những yếu tố gây nên tình trạng dị ứng ví dụ như phấn hoa, lông thú vật, mùi khói thuốc lá, hóa chất...

Tiếp theo là sử dụng thuốc cắt cơn tùy theo mức độ cơn hen cấp tính.

Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa (các triệu chứng chỉ có khi hoạt động, khi gắng sức): Dùng ngay thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt):

- Xịt họng 1-2 nhát

Nếu bệnh nhân không thể tự sử dụng đúng cách bình xịt được thường là trẻ em, người lớn tuổi thì phải dùng buồng đệm, hay sử dụng máy phun khí. Tiếp theo nới lỏng quần áo và ngồi yên trong một giờ và theo dõi xem có dễ thở hơn không? Có giảm khò khè? Có giảm ho? Có bớt nặng ngực không?

- 20 phút sau, nếu vẫn không giảm thì lặp lại lần 2 (2 nhát/lần)

- 20 phút vẫn không giảm thì xử trí như cơn hen phế quản nặng

Nếu cơn hen phế quản nặng (các triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn sau khi hít thuốc dãn phế quản, khó thở cả khi nghỉ ngơi, không thể nói hết câu): gọi điện ngay cho bác sĩ hoặc đi đến bệnh viện, trong khi đó vẫn tiếp tục xịt 2 liều thuốc giãn phế quản và uống 1 liều thuốc corticoid.

Nếu cơn hen phế quản là rất nặng (tím môi, lú lẫn, tháo mồ hôi, không thể đứng, không thể nói): gọi ngay cấp cứu, uống ngay corticoid + xịt 2 liều thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh.

NHỮNG THUỐC CẮT CƠN THƯỜNG GẶP NHẤT

- Thuốc cắt cơn hen là các thuốc giãn đường dẫn khí (phế quản) tác dụng ngắn (nhanh). Đây là các thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn.

- Các hoạt chất giãn phế quản tác dụng ngắn thường được sử dụng:

+ Salbutamol;

+ Fenoterol;

+ Terbutalin.

- Lưu ý khi dùng:

+ Không dùng hàng ngày;

+ Chỉ dùng khi lên cơn hen;

+ Đảm bảo luôn mang thuốc bên người.

- Một số thuốc thường dùng hiện nay:

+ Ventolin: Chứa salbutamol

+ Berotec: Chứa fenoterol

+ Bricanyl: Chứa terbutalin

Bệnh nhân tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc cắt cơn. Trong trường hợp có cơn hen phế quản nhiều lần trong một tuần có nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát, khi đó nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và chỉnh liều thuốc điều trị duy trì phù hợp.

DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN, NGĂN NGỪA CƠN HEN TÁI PHÁT

Bệnh hen phế quản được thể hiện bằng 3 cơ chế: Đầu tiên là viêm, gây ra tăng tiết, nhiều đờm, có dấu hiệu lâm sàng là ho khạc đờm nhiều. Thứ hai, co thắt phế quản, làm cho bệnh nhân khó thở và gây ra tiếng rít khi thở. Thứ ba, vì bị viêm nên lòng phế quản dễ bị kích thích, phản ứng với các yếu tố lạ khi tiếp xúc với nó. Tất cả những cơ chế trên sẽ làm cho bệnh hen xuất hiện với 4 triệu chứng: ho, khò khè, tức ngực, khó thở.

Khi hết cơn hen không có nghĩa là hết bệnh, không cần điều trị nữa, việc điều trị cần kéo dài để chắc chắn rằng tình trạng viêm mạn tính của đường thở được kiểm soát. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả khi phải tiếp xúc với dị nguyên, cơn hen cũng không xuất hiện trở lại.

Điều trị dự phòng là chìa khóa giúp hen phế quản không tái đi tái lại.

THUỐC DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN THƯỜNG GẶP

 Thuốc điều trị dự phòng hen là các thuốc dùng dài hạn giúp dự phòng các triệu chứng hen suyễn. Nếu dùng đều đặn và đầy đủ, chúng sẽ làm giảm co thắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai.

- Các thuốc dự phòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài, các kháng thụ thể leukotrien, theophylin, tiotropium,…

- Trong đó 2 loại chính là: Corticosteroid dạng hít và các thuốc giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài.

- Các hoạt chất corticosteroid hít thường được sử dụng:

+ Beclomethasone

+ Budesonide

+ Fluticasone

- Các hoạt chất giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài thường được sử dụng:

+ Salmeterol

+ Formoterol

- Kháng thụ thể leukotrien thường được sử dụng:

+ Montelukast

- Một số thuốc thường dùng hiện nay:

+ Seretide Evohaler: phối hợp salmeterol và fluticasone

+ Symbicort Turbuhaler: phối hợp formoterol và budesonide

+ Singulair viên uống/nhai: chứa montelukast

+ Pulmicort: chứa budesonide

Khi điều trị dự phòng kiểm soát hen theo Tây y cần phải tuẩn thủ thời gian điều trị dự phòng liên tục dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, tái khám trong 1 - 3 tháng sau khi bắt đầu điều trị và 3 - 12 tháng sau đó, sau mỗi đợt kịch phát tái khám kiểm tra việc điều trị dự phòng......Thông thường việc giảm bệnh điều trị phải cách mỗi 2 - 3 tháng, với những bệnh nhân mắc hen bậc 3, 4 và COPD việc điều trị dự phòng gần như là thường xuyên từ năm này sang năm khác. Trong suốt quá trình điều trị cần có sự theo dõi của bác sĩ để hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng của tác dụng phụ và xu hướng nặng lên của bệnh theo thời gian (nhờn thuốc).

NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP KHI PHẢI ĐIỀU TRỊ HEN KÉO DÀI

Nhược điểm lớn của thuoc tân dược là gây ra những hậu quả xấu do việc lạm dụng thuoc giãn phế quản, thuoc chống viêm hay chống dị ứng. Corticoid có tác dụng phụ gây loét dạ dày - tá tràng, loãng và xốp xương, ức chế miễn dịch và giảm sức đề kháng của cơ thể.

Đôi khi có thể xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn hiệu quả. Khi điều này xảy ra, nó có thể châm ngòi một loạt các phản ứng phụ khác, dẫn đến việc bỏ thuốc và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Nhìn chung, những người hiểu các tác dụng phụ của một loại thuốc trước khi uống sẽ ít khả năng bỏ thuốc khi tác dụng phụ xảy ra. Đồng thời, cho phép  phát hiện các triệu chứng nghiêm trọng và điều trị trước khi trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Sau đây là một số tác dụng phụ thường gặp của các thuốc dùng trong điều trị hen:

Corticosteroids dạng hít

Corticoid dạng hít có thể gây ra các phản ứng phụ cục bộ (giới hạn ở một phần cơ thể) và các phản ứng phụ toàn thân (ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể).

Các phản ứng phụ toàn thân có khuynh hướng nghiêm trọng hơn và thường liên quan đến việc sử dụng lâu dài. Trong số các tác dụng phụ có thể xảy ra:

Nhiễm nấm miệng (tưa miệng)

Khàn giọng (thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn)

Viêm họng miệng

Gây ho hoặc co thắt khí quản

Làm chậm quá trình tăng trưởng ở trẻ em

Giảm mật độ xương ở người lớn

Dễ bầm tím

Đục thủy tinh thể

Tăng nhãn áp

Việc sử dụng tấm chắn có thể làm giảm một số tác dụng phụ tại chỗ. Bạn cũng có thể súc miệng nếu viêm, nhưng nhớ là không bao giờ được nuốt thuốc này vì khi thuốc đi vào máu sẽ gây ra những triệu chứng trầm trọng hơn.

Thuốc chẹn beta tác dụng ngắn và dài

Thuốc đối kháng beta tác dụng ngắn (SABA) như albuterol, thường được sử dụng làm thuốc cấp cứu giúp giảm nhanh các triệu chứng hen. Ngược lại, các thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài (LABAs) tiếp tục hoạt động trong 12 giờ hoặc nhiều hơn. Tác dụng phụ rất giống nhau vì hai loại thuốc có cùng cơ chế hoạt động. Tác dụng phụ bao gồm:

Tăng nhịp tim

Đau đầu

Chóng mặt

Lo âu

Buồn nôn hoặc run

Phát ban

Tương tự như tác dụng của thuốc với bệnh hen,  tác dụng phụ của thuốc chủ vận beta kéo dài cũng lâu hơn so với  thuốc đối kháng beta tác dụng ngắn. Lạm dụng các thuốc điều trị dạng hít có thể dẫn tới những ảnh hưởng trầm trọng thậm chí là tử vong.

Tác dụng phụ của steroid uống

Tác dụng phụ của steroid đường uống cũng tương tự như đối với steroid dạng hít, mặc dù phổ biến hơn và nghiêm trọng hơn bao gồm:

Tăng cân

 Phù

Tăng huyết áp

Tăng lượng đường trong máu

Ức chế tăng trưởng ở trẻ em

Loãng xương ở người lớn

Yếu cơ

Đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp

Bệnh tiểu đường

Nếu bạn được kê đơn corticoid đường uống 2-3 lần một năm có nghĩa là tình trạng hen không được kiểm soát tốt.

Leukotriene

Singulair (montelukast) và các chất giống leukotriene khác làm việc bằng cách ức chế cạnh tranh với leukotriene tại  thụ thể,  ngăn chặn leukotriene gây ra các triệu chứng của hen. Thuốc  giống Leukotriene  nói chung  là dung nạp tốt nhưng có một số tác dụng phụ thường gặp, bao gồm:

Đau dạ dày

Đau đầu

Các triệu chứng giống như cúm

Lo âu

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Nghẹt mũi

Phát ban

Thuốc ổn định tế bào mast

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như:

Để lại dư vị khó chịu ở miệng

Ho

Ngứa hoặc đau họng

Đau đầu

Nghẹt mũi

Shock phản vệ (hiếm khi xảy ra)

Shock phản vệ là phản ứng toàn thân,  gây ra tình trạng  sưng phù, suy hô hấp, shock, thậm chí tử vong.

Thuốc điều chỉnh miễn dịch (Xolair)

Xolair thuốc điều chỉnh miễn dịch dạng tiêm. Mục đích của thuốc là để điều chỉnh cách mà hệ thống miễn dịch phản ứng với một cơn hen gây ra, chủ yếu là ngăn ngừa cơn hen phản ứng quá mức. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

 Sưng và đau tại chỗ tiêm

 Bệnh do virut

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Viêm xoang

 Đau đầu

 Viêm họng

 Shock phản vệ, hiếm gặp

ĐÔNG Y CÓ CHỮA ĐƯỢC HEN PHẾ QUẢN KHÔNG?

Hen Phế Quản theo đông y thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn).

Nguyên nhân gây bệnh hen do ngoại cảm phải ngoại tà bên ngoài, ăn uống tình chí thất thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ, hen phế Quản liên quan trực tiếp tới 3 Tạng Tỳ - Phế - Thận, do 3 tạng này suy yếu và không được điều hòa gây nên, cụ thể:

- Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên  khó thở. Cho nên trong bệnh hen phế quản, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc...
- Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.
- Tạng Thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn cơ thể yếu từ lúc mới sinh (gọi là tiên thiên bất túc). Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở

Nguyên tắc điều trị hen theo đông y:

Mục đích của điều trị thuốc Đông y là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen phế quản mới khỏi dứt điểm được.

Thuốc Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các Tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng.

Trong điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc Đông y không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống tái phát.

Một số bài thuốc đông y cổ phương hiện nay có hiệu quả cao trong điều trị hen là: “Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm”, “Tiểu thanh long gia giảm”, “Tiền hồ thang gia vị”… Trong đó nổi bật nhất là bài thuốc “Tiểu thanh long thang”. Và trên thị trường đã có thuốc hen P/H được bào chế từ bài thuốc này.

Thuốc hen P/H là thuốc thảo dược duy nhất trên thị trường đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị hen phế quản, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản mạn tính, COPD. Thuốc được bào chế dựa theo bài thuốc 1500 tuổi “Tiểu thanh long thang” của Trương Trọng Cảnh; được bào chế trên dây truyền hiện đại đạt tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới GMP – WHO cho hiệu quả cao trong điều trị hen phế quản bởi thuốc giải quyết được 3 vấn đề:

- Giảm ho, tiêu đờm giúp thông thoáng phế quản: Trong thuốc hen P/H có sự phối hợp của ba vị thuốc can khương, tế tân và bán hạ tác động trực tiếp tới tạng Tỳ giúp tiêu trừ đàm thấp (dịch nhầy) và phục hồi công năng Phế giúp khử đờm và tống xuất ra ngoài. Kết hợp thêm Quế chi và Ma hoàng có tác dụng như các thuốc chống co thắt giúp giãn phế quản, tạo thông thoáng để dịch nhầy có thể tống xuất ra ngoài tốt hơn.

- Hết co thắt, tiêu viêm, phục hồi phế quản bị tổn thương: Thuốc hen P/H với sự phối hợp của các vị bạch thược, cam thảo, quế chi, tế tân có tác dụng giúp tiêu viêm, tạo lớp lá chắn bảo vệ niêm mạc phế quản, giúp tình trạng viêm không tái phát, phục hồi lại sức đàn hồi của phế nang, phục hồi chức năng của phế quản bị tổn thương, làm cho bệnh nhân không còn khó thở ngay cả khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng.

- Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát: Thuốc hen P/H tập chung vào điều hòa - phục hồi - nâng cao công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận nên giúp cho các tạng phủ hoạt động hài hòa, sức miễn dịch và khả năng giải dị ứng của người bệnh được nâng cao tổng thể.

Thuốc hen P/H được bào chế dưới dạng cao lỏng và viên hoàn vừa tiện dùng, vừa giữ đảm bảo được công năng của bài thuốc gốc. Sản phẩm này hiện đã được lưu hành rộng rãi tại hệ thống các nhà thuốc trên toàn quốc và được dùng tại chuyên khoa y học cổ truyền một số bệnh viện.