Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 300 triệu người mắc hen phế quản mỗi năm. Ở trẻ em tỷ lệ mắc cao, trung bình từ  8 - 11% (1 - 18%). Ở người lớn tỉ lệ mắc trung bình là 5 - 16,3%.

Việt  Nam chưa có số liệu về dịch tễ hen phế quản chính xác trong cả nước; ở miền Bắc tỷ lệ mắc hen phế quản trung bình 6% (người lớn 3.55%, trẻ em 11.87%) và từ 1961 đến nay tỷ lệ hen phế quản tăng khoảng hơn 3 lần.

DỊCH TỄ HỌC VỀ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Các yếu tố nguy cơ của hen phế quản:

 + Yếu tố cơ địa

- Di truyền: gặp 35 - 70% ở bệnh nhân hen phế quản.

- Tạng Atopy (cơ địa dị ứng): Là yếu tố nguy cơ quan trọng phát triển hen phế quản, khoảng 50% bệnh nhân hen phế quản có tạng Atopy.

- Giới tính: Giới tính nam là yếu tố nguy cơ hen phế quản trẻ em (trẻ em tỷ lệ mắc hen phế quản ở bé trai nhiều hơn bé gái). Khi trưởng thành tỉ lệ mắc HPQ ở nữ nhiều hơn nam.

- Chủng tộc: Người da đen có tỷ lệ mắc hen phế quản cao hơn người da trắng.

- Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ hen phế quản.

+ Yếu tố môi trường: Tiếp xúc với phấn hoa, nấm, bụi trong môi trường sinh hoạt và lao động, lông vật nuôi (chó, mèo), ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, các chất hóa học độc hại trong công nghiệp,...

+ Nhiễm trùng hô hấp: Giả thuyết nhiễm trùng là yếu tố nguy cơ đã được chứng minh ở người hen phế quản không có cơ địa dị ứng. Hay gặp nhiễm virus hô hấp (Rhinovirus, Coronavirus, Influenza virus, Respiratory syncytial virus, Adenovirus), nhiễm khuẩn (Chlamydiae pneumoniae, Mycobarterium bovis), nhiễm ký sinh trùng.

+ Các yếu tố khác: Tình trạng kinh tế xã hội chưa phát triển, gia đình đông người, chế độ ăn kiêng, dùng thuốc.

CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ MẮC HEN

Dựa trên dịch tễ học và sinh lý học của bệnh hen phế quản, có 3 nhóm người có nguy cơ cao mắc hen phế quản:

(1) Liên quan đến yếu tố gia đình (nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen phế quản thì nguy cơ bị hen của trẻ thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen)

(2) Liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác).

(3) Trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại có thể gây ra tình trạng viêm mạn tính đường thở. Nếu có sẵn cơ địa dị ứng thì có thể dẫn tới nguy cơ mắc hen phế quản.

Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất  như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,... cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen phế quản/suyễn.

Để biết bạn có thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao có mắc hen phế quản (hen suyễn) hay không, hãy gọi cho chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 5454 35 để được tư vấn.